Nguồn gốc cúng cô hồn tháng 7 và những điều kiêng kỵ trong tháng 7 âm lịch

Nguồn gốc cúng cô hồn tháng 7 và những điều kiêng kỵ trong tháng 7 âm lịch Mâm cúng trọn gói cúng cô hồn củ chi

 Lễ vật cúng đầy tháng | cúng đầy tháng |Cúng đầy tháng bé gái | Cúng đầy tháng bé trai | Ngày cúng đầy tháng

Nguồn gốc cúng cô hồn tháng 7 và những điều kiêng kỵ trong tháng 7 âm lịch

Nguồn gốc cúng cô hồn tháng 7

Nguồn gốc của cúng cô hồn tháng 7 bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm để cho quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến ngày rằm lại quay về. Vì thế mà dân gian có tục cúng cô hồn tháng 7. Người trần gian cúng muối, gạo, cháo,...cho quỷ đói để chúng không phá phấy, quấy nhiễu cuộc sống thường ngày, việc kinh doanh. Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những vong linh, quỷ đói này. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.

Mâm cúng cô hồn củ chi

Ở Việt Nam, cúng cô hồn tháng 7 là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt Nam tin rằng, con người bao gồm hai phần là linh hồn và  thể xác. Khi con người qua đời nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục do nghiệt đã gieo khi còn sống, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Mâm cúng cô hồn tháng 7

>>>> Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 đúng cách.

Người Việt cúng cô hồn kéo dài gần như hết tháng 7, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào để cúng cô hồn tháng 7. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, chuyển nhà, xuất hành, mua sắm,... đều tránh tháng 7.

Những điều kiêng kỵ trong tháng 7 cô hồn

Mọi người còn truyền nhau những điều không nên làm vào để tránh gặp tai họa, xui xẻo trong “tháng cô hồn ” như sau:

1. Người ta đều kiêng không làm những việc đại sự như làm nhà, cưới hỏi, chuyển nhà, nhập trạch… vì cho rằng cuộc sống sau này dễ gặp nhiều tai ương. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ký kết hợp đồng, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ.

2. Không thề thốt nói bậy trong buổi chính trưa, cuối chiều và rạng sáng. Nguy hiểm nhất thề thốt nói bậy ngay giờ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng.

3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

4. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

5. Không đi quá khuya.

6. Không tụ tập lượn lách đua xe.

7. Không mài dao kéo trong tháng này.

8. Không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe.

9. Không nên và hạn chế mua xe trong tháng này. Nếu bất đắc dĩ vì một lý do nào đó mà cần phải mua xe thì nên tham khảo quý thầy chùa, sư, thầy phong thủy.

10. Không nên mua xe những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc.

11. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng cô hồn để mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

Những điều nên làm hay những điều cần kiêng trị trong tháng cô hồn đều là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể chứng minh nó đúng hay sai. Tuy nhiên, việc kiêng kỵ này cũng chỉ mang tính chất tương đối. Nếu tin vào những điều không căn cứ, dựa trên sự hiểu biết của chính mình thì rất dễ rơi vào niềm mê tín tiêu cực.
Chat
1